“Tết này mình có về chùa nữa không chị?” Tôi nhìn đôi mắt đứa em nhỏ, trong veo đợi chờ, ánh lên vẻ háo hức như chờ dịp Tết để vòi vĩnh về thăm thầy, thốt nhiên tôi quặn lòng. Tấm hình thầy và nhóc chụp trên lối ra rừng thông lộng gió, xa xa bạt ngàn nương chè, những bóng áo nâu thoảng xa gần và mái chùa cong cong rọi nắng, mỉm cười nhìn tôi. Tấm hình bình yên quá đỗi.

Xuân trong ta, tâm nguyện thiết tha

“Tết này mình có về chùa nữa không chị?” Tôi nhìn đôi mắt đứa em nhỏ, trong veo đợi chờ, ánh lên vẻ háo hức như chờ dịp Tết để vòi vĩnh về thăm thầy, thốt nhiên tôi quặn lòng. Tấm hình thầy và nhóc chụp trên lối ra rừng thông lộng gió, xa xa bạt ngàn nương chè, những bóng áo nâu thoảng xa gần và mái chùa cong cong rọi nắng, mỉm cười nhìn tôi. Tấm hình bình yên quá đỗi.

Nhà có hai chị em, tôi thì trầm tính, còn nhóc thì nói suốt ngày. Nhóc có thói quen hay trêu chọc tôi, để tôi quạu lên rồi phá ra cười. Có 2 thanh chocolate để trong tủ lạnh, mỗi đứa một thanh, thì thế nào khi tôi lục tìm, thanh của tôi cũng bị gặm một mẩu để rồi tôi chìa luôn cho nhóc, còn nhóc thì khoái chí cười nhấm nháp. Những trò đùa đó lúc vui thì không sao, vào mùa tôi thi cử thì thế nào cũng ồn ào, và kết thúc lúc nào cũng là mỗi đứa một góc phòng, ôm sách vở mà học, không thèm nói năng một câu. Nhiều khi tôi đến là bực mình trước tính lí lắc đó. Ấy vậy mà một điều kì diệu xảy ra.

TB.JPG

Các chú điệu nấu bánh tét ngày Tết - Ảnh: Bảo Thiên

Mùa xuân với tôi là những chuyến đi xa, đó là dịp rảnh rổi nhất để lên đường cho thỏa những đam mê. Một mùa xuân, bước chân tôi ghé nơi mái chùa, bạt ngàn giữa núi non, rừng thông đan xen. Ở nơi đó tôi đã tìm thấy những nét văn hóa lễ tết xưa. Lần đầu tiên ngồi gói bánh chưng, thức canh nồi bánh bên bếp lửa hồng và chia sẻ trong tình người ấm áp. Mùa xuân nơi hiên chùa, là bói kiều đầu năm. Không biết quẻ có linh nghiệm không nhưng lạ lùng nên tôi cũng thành kính lắm. Mùa xuân là những trò chơi dân gian xưa, là hoa lá ngập tràn và lời ca, những gương mặt trẻ trung luôn lấp lánh nụ cười.

Thế là, lần trở lại, cũng vào một mùa xuân, tôi rủ rê cô em nhỏ của mình đi cùng. Nghe về chùa là phải dụ dỗ nhiều lắm, vì nhóc so đo tiền lì xì mừng tuổi. Nhưng nỗi hoài nghi xóa tan khi xe dừng bánh, một màu xanh thắm trải dài trước mặt, khí trời se se, cỏ cây hoa lá reo vui, nhóc hí hửng vì lần đầu được ngủ trong cốc tranh, tiếng chim chóc cứ ríu rít hoan ca. Và bất ngờ hơn là bức thư pháp đầu năm vị thầy tặng cho cô bé nhỏ tuổi, nhóc cứ giữ suốt trên tay và còn trêu tôi : “Em ngoan nên được tặng nha.” Tôi thừa hiểu vế sau là gì, nhưng cười trừ, đang ở chùa mà, không lẽ gây sự. Những ngày tết là những ngày khám phá, thầy hiền từ nhìn chị em tôi, thầy dạy cho nhóc cách lạy như thế nào, rồi kể chuyện gì đó mà tôi thấy thầy trò gật gù tâm đắc lắm. Nhóc bắt đầu nói ít lại, đi chậm, và chịu ngồi yên khi ăn. Mùa xuân năm ấy, mọi người về chùa đều bật cười khi thấy một đứa trẻ nhỏ suốt ngày cứ quấn bên thầy, hai thầy trò hết đi quanh đồi thông, rồi thiền hành quanh suối, lại ngược về chánh điện, những bài kinh ngắn ngắn thầy lại giảng giải cho nhóc. Những ngày Tết ngắn ngủi trôi qua, tâm tính đứa em nhỏ cũng đổi thay, nhóc hào hứng tham gia những chương trình tết, cũng xách cái bánh chưng bé xíu tự gói khoe tôi, rồi còn khoe em bán chuối chiên trong Chợ Xuân nha. Chợ Xuân, trước khoảng đất trống ở đồi thông, tái hiện lại cảnh chợ Xuân những vùng quê xưa, cũng tiếng rao : “Ai đậu đen hông?” …Những tiếng rao đã không còn nơi phố thị, màu áo nâu và muôn sắc màu hòa vào nhau. Không còn phân biệt đâu là người tu và đâu là khách đến chùa. Hồn quê Việt đã hòa mọi người thành một, nụ cười ấm áp đầu xuân. Khách chợ Xuân là phật tử đến chùa, ai cũng ráng chen để được ăn hết các món trong chợ xuân, chợ gì mà rẻ ơi là rẻ, nên thanh niên hồ hởi lắm, í ới gọi nhau từ các gian hàng. Rồi đêm lửa trại thật lớn, vòng tròn cứ mở rộng mở rộng, lân nhảy múa, tiếng đàn bập bùng vang, mọi người lấp lánh ánh cười. Lúc chia tay về, mắt em ngấn nước, cứ vấn vương hoài không chịu rời, bàn tay nhỏ xíu thò qua cửa xe nắm chặt tay thầy. Hình ảnh đẹp lạ lùng trong chiều tắt nắng. Em nói lạ ghê, mọi người không chúc em học giỏi hay dễ thương mà chúc em luôn là niềm vui của mẹ và chị. Tôi hếch mũi hỏi em :” Là hiểu gì không?” . Nhóc khoe răng sún cười…và từ đó, tôi có thể nhấm nháp thanh chocolate của riêng mình mà không sợ sứt mẻ mẩu nào.

Năm nay hoa đào lại nở, mai vàng rực, em tôi háo hức đợi chờ. Nhưng vô thường cuộc sống. Tôi nhìn trời, thầy đã đi, mái chùa lặng im. Tấm hình bình yên thong dong ấy mãi là kí ức, một điều thật đẹp cho em tôi vào đời, nụ cười hai thầy trò thật tươi trong trời lộng gió, thông reo vui.

Bảo Hướng


Về Menu

Xuân trong ta, tâm nguyện thiết tha

cũng như thiên hạ đốt vàng mã vậy co nen quy kinh tang chua thuc hanh dung chanh Phóng viên Walcolm W Browne và bức ảnh wat phra kaew 02 loi noi dau Lumbini mùa sếu về làm tổ ý nghĩa lễ vía đức phật a di đà luat nhan qua hay nghiep qua bao ung co nen tu tap trong hoan canh o tro chon dong gọi một tiếng âm vọng vào đá núi chuong viii thoi ky dau cua phat giao dai thua Ä Æ kiên trúc chùa khmer Chùa Giác Uyển tổ chức húy nhật Quốc Những ai nên giảm cân Tìm trong một cõi ăn chay Sinh con trai như ý sau phap tao nen su hoa hop trong doi song cong 三乘總要悟無為 thật hạnh phúc khi cả gia đình cùng theo Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ mắc 大法寺 愛知県 Có nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh Thừa Thiên Huế Đại lão Hòa thượng hoc chu nhan tu tong thong lincoln lam website phat giao lam gi khi chung ta gap thi phi Thở để tăng cường sức khỏe cà ri chay tháng bảy mùa chay những cung bậc và vì sao nghịch cảnh không phải là bất 01 trong tấm gương của cái chết áºn Giấc ngủ quan trọng thế nào ý nghĩa của như trong tất cả các pháp tu bi va tri tue gui ban tre co y dinh xuat gia 01 lời giới thiệu của đức dalai yeu nhau la hieu nhau canh gioi lam giau cao nhat chinh la ton sung dao cÆ n ấn 9 cách phát bồ đề tâm chua thanh mai khi ta mo tam minh de khong me tin phai co chanh tin truyen tho phat giao Hà Nội Lễ tưởng niệm 18 năm Đệ Câu chuyện của Steve Jobs về tình yêu huy khi con nguoi gap kho khan nu canh sat voi con duong hoc phat